Lãnh đạo thị uỷ, UBND thị xã Quảng Trị, hội cựu chiến binh và đông đảo CB, GV, CNVC, học sinh về tham gia lễ đang hương, thả đèn hoa đăng trân sông Thạch Hãn.
Blog đại Gia Đình, chia sẻ cảm xúc, hoài niệm, niềm vui nỗi buồn, thông tin cuộc sống, hoc tập của các thành viên gia đình và bè bạn...
29 tháng 4, 2011
Cô giáo Trần Thị Thu, Người con của Làng Nại Cửu
Cô giáo Trần Thị Thu, Người con của Làng ta đang giảng dạy tại trường THPT Chu Văn An, Huyện Triệu Phong, chị đã đạt giải nhất trong hội thi " Ứng dụng CNTT trong dạy học tỉnh Quảng Trị lần thứ Nhất" tháng 4 năm 2009 và được Giám đốc sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị tặng giấy khen và giấy chứng nhận: "GV ứng dụng CNTT trong giáo dục giỏi".
Vidio Chuyên mục xây dựng Đảng do Đài PT-TH tỉnh Quảng Trị thực hiện.
Giấy chứng nhận: GV ứng dụng CNTT trong giáo dục giỏi".
Post by: Conghc76
27 tháng 4, 2011
26 tháng 4, 2011
Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế 2011: Nhận diện anh tài
(TNO) Ngày 25.4, bốn đội pháo hoa quốc tế đại diện cho Anh, Hàn Quốc, Ý, Trung Quốc và đội chủ nhà Việt Nam bắt đầu triển khai lắp đặt pháo hoa tại cảng Đà Nẵng. Mời bạn đọc cùng Thanh Niên Online điểm qua các đội trình diễn tại Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế (DIFC) lần này.
>> Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng
>> Đỏ mắt tìm chỗ xem pháo hoa
>> "Cháy" phòng, "sốt" vé xem pháo hoa quốc tế
>> Đỏ mắt tìm chỗ xem pháo hoa
>> "Cháy" phòng, "sốt" vé xem pháo hoa quốc tế
Việt Nam: Tiến bộ không ngừng
Trình diễn pháo hoa trong dịp Năm mới, Quốc khánh vốn quen thuộc với Bộ Chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng suốt 20 năm qua. Nhưng từ DIFC 2008, đội pháo hoa chuyên nghiệp đại diện cho chủ nhà Việt Nam mới chính thức được thành lập với bảy pháo thủ mặc áo lính.
Đến nay, toàn đội đã có nhiều tiến bộ vượt bậc kể từ đợt tập huấn hai tháng tại Malaysia năm 2008. Tại DIFC 2008, 2009, đội được chuyên gia nước ngoài tư vấn, hỗ trợ, nhưng từ DIFC 2010, đội pháo hoa Việt Nam hoàn toàn tự xây dựng ý tưởng nghệ thuật, lập trình phần mềm đến sử dụng kỹ thuật lắp đặt pháo.
Đội Việt Nam tiến bộ vượt bậc sau các kỳ DIFC - Ảnh: Nguyễn Tú |
Cùng với việc tham khảo tài liệu các cuộc thi pháo hoa quốc tế, đội pháo hoa Việt Nam luôn bám sát chủ đề cuộc thi, đặt hàng kịch bản âm nhạc riêng mang đậm bản sắc để ghi dấu ấn trước bạn bè quốc tế.
Bộ Chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng còn nhận nhiệm vụ chuẩn bị cơ sở vật chất cho cả bốn đội bạn như lắp đặt hàng chục ngàn ống phóng, giá đỡ, đảm bảo an toàn trong vận chuyển pháo và bảo vệ địa điểm thi đấu…
Anh: Vô địch các cuộc thi dành cho nhà vô địch
Nhà tư vấn cho DIFC 2011 - Global 2000 (Malaysia) chọn Công ty Jubilee đại diện cho nước Anh tranh tài tại DIFC 2011 bởi Jubilee có bề dày kinh nghiệm hơn cả trong số các công ty pháo hoa tại Anh.
Đội Jubilee đại diện cho nước Anh - Ảnh: Ban tổ chức cung cấp |
Thành lập năm 1987, Jubilee thực hiện hơn 200 màn trình diễn hằng năm và thường xuyên đại diện cho quốc gia thi bắn pháo hoa ở Macau, Tây Ban Nha, Malta… Đội Anh có bảng thành tích đáng nể khi đoạt giải nhất hai cuộc thi dành cho các nhà vô địch pháo hoa tại Anh các năm 2006 và 2008. Năm 2010, đội liên tiếp vô địch cuộc thi pháo hoa quốc tế tại Monaco và Philippines, vô địch pháo hoa nước Anh 2003.
Hàn Quốc: Trình diễn pháo hoa đa phương tiện
Công ty pháo hoa Hanwha là công ty con của Tập đoàn Hanwha, doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh chất nổ ở Hàn Quốc vào năm 1952. Không chỉ cho ra đời các sản phẩm chất nổ phục vụ công nghiệp, Hanwha còn nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm pháo hoa mới và kỹ năng trình diễn.
Màn trình diễn của Hàn Quốc - Ảnh: Ban tổ chức cung cấp |
Từ năm 1964, Công ty pháo hoa Hanwha cải thiện công nghệ bằng kỹ thuật mới: trình diễn pháo hoa đa phương tiện dựa trên nền tảng kỹ thuật pháo hoa thông dụng. Đó là kỹ thuật kết hợp trình diễn pháo hoa theo nhạc với các hiệu ứng khác như ánh sáng, hình ảnh laser…
Kỹ thuật mới này đã được ứng dụng tại nhiều lễ hội và sự kiện lớn như Festival pháo hoa Busan lần 4.
Hanwha đã được Hàn Quốc chọn thực hiện nhiều màn trình diễn pháo hoa trọng đại như Olympic Seoul 1988, World cup 2002, Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2005… Hanwha còn đại diện cho Hàn Quốc tranh tài tại cuộc thi pháo hoa theo nhạc quốc tế ở Thượng Hải, Macau (Trung Quốc), Montreal (Canada).
Trung Quốc: Quán quân trở lại
Công ty pháo hoa Panda thành lập năm 1989 là doanh nghiệp tiên phong đổi mới và phát triển ngành công nghiệp pháo và pháo hoa. Công ty Panda không xa lạ với khán giả bởi đây là công ty con của Công ty pháo hoa Liuyang.
Hai năm trước tại DIFC 2009, Liuyang đại diện cho Trung Quốc đã đoạt giải nhất với màn trình diễn pháo hoa dựa trên nền nhạc và câu chuyện tình lãng mạn Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài.
Màn trình diễn của Trung Quốc đoạt giải nhất DIFC 2009 - Ảnh: Nguyễn Tú |
Mạng lưới của Liuyang có quan hệ hợp tác với hàng trăm cơ sở sản xuất pháo và pháo hoa trong và ngoài nước, hợp tác thương mại với hơn 300 công ty pháo hoa khác.
Đặc biệt, Công ty pháo hoa Panda luôn đảm nhận các màn trình diễn quy mô lớn của quốc gia như màn trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm thế giới tại Thượng Hải (2010), lễ kỷ niệm 60 năm Quốc khánh nước CHND Trung Hoa, lễ khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao Trung Quốc lần thứ 11, lễ khai mạc và bế mạc Olympic tại sân vận động quốc gia Tổ chim (2008)…
Đội Ý: Gia tộc pháo hoa
Công ty Parente có lịch sử lâu đời nhất tại DIFC 2011. Hơn 100 năm qua, ông Romualdo Parente và hậu duệ đã chèo chống truyền thống sản xuất pháo hoa của dòng họ Parente qua hai lần chiến tranh thế giới.
Giữa thế kỉ XX, dòng họ Parente tiếp tục mở rộng sản xuất pháo hoa để trở thành công ty lớn nhất cả nước với 20 phân xưởng sản xuất và 16 nhà kho.
Một màn trình diễn của đội Ý - Ảnh: Ban tổ chức cung cấp |
Parente từng thực hiện những màn trình diễn lớn tại lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội mùa đông lần thứ 20 tại Turin, lễ khai mạc Thế vận hội người khuyết tật lần thứ 19 tại Turin, giành cả những màn trình diễn tại các quốc gia có nền pháo hoa mạnh như Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Malaysia và Brazil.
Nguyễn Tú
22 tháng 4, 2011
18 tháng 4, 2011
Đồ chơi được nhà trường trang bị phải có nhãn mác
Đồ chơi cần có đầy đủ nhãn mác hàng hóa bằng tiếng Việt. | Đồ chơi được nhà trường trang bị phải có nhãn mácThứ Hai, ngày 18/04/2011, 14:11 (giao duc) - Từ 1-6, theo quy định của Bộ GD&ĐT, đồ chơi được trang bị trong nhà trường phải đảm bảo chất lượng theo quy định, có nhãn mác tiếng Việt. |
Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư số 16/2011/TT-BGDĐT quy định về trang bị, quản lý, sử dụng đồ chơi trẻ em trong nhà trường. Cụ thể, việc trang bị, tự làm đồ chơi trong nhà trường phải đảm bảo số lượng, chất lượng, an toàn, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, dễ khai thác sử dụng, tránh lãng phí. Không trang bị đồ chơi cho những phòng học, khu vực sân chơi không đảm bảo điều kiện khai thác, sử dụng và bảo quản đồ chơi. Đồ chơi được trang bị trong nhà trường phải đảm bảo chất lượng theo quy định tại các Điều 4, Điều 7 của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đồng thời có nhãn hàng hóa bắt buộc. Các đồ chơi sản xuất trong nước trên sản phẩm phải có nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt các nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. Thông tin này gồm tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa; thành phần; thông số kỹ thuật; thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn. Thông tin hướng dẫn sử dụng; hạn sử dụng; chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Các đồ chơi nhập khẩu mà nhãn hàng hóa trên sản phẩm chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung theo trên thì phải có thêm nhãn phụ. Đồ chơi cần đảm bảo tính an toàn, tính giáo dục và tính thẩm mỹ của đồ chơi. |
3 cách giúp trẻ tự tin khi vào lớp 1
(Dân trí) - “Những cặp vợ chồng trẻ thường có tâm lý lo lắng và loay hoay với núi thông tin khi lần đầu có con đi học lớp 1. Điều đó có thể dẫn đến ngợp thông tin và tạp thành áp lực đối với trẻ…”.
TS. Nguyễn Thị Hoa, giám đốc Trung tâm ứng dụng Tâm lý học - Viện Tâm lý học cho biết như vậy tại hội thảo “Hành trang cho trẻ đến trường” diễn ra tại Trường tiểu học Ban Mai, Hà Nội ngày 17/4.
Theo TS. Nguyễn Thị Hoa, giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học là bước then chốt trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Ở giai đoạn mới, trẻ bắt đầu chịu một số áp lực khi hình thành các thói quen học tập, tiếp thu kỹ năng sống thay vì chỉ vui chơi trước đây. Nếu thiếu thông tin và phương pháp phù hợp, sự quan tâm, lo lắng, kỳ vọng của cha mẹ vô hình tạo thêm một áp lực mới cho trẻ. Có những điều rất nhỏ như chuẩn bị quần áo, giữ vệ sinh thân thể… cũng có thể gây trở ngại, khó khăn cho bé nếu chưa thành thạo khi ngày đầu đến lớp. Nếu cha mẹ có chuẩn bị trước và lưu tâm giúp con trang bị những kỹ năng cơ bản này sẽ giúp bé tự tin hơn rất nhiều.
Giúp trẻ tự tin khi vào lớp 1, không phải đơn giản.
Tại hội thảo “Hành trang cho trẻ đến trường”, nhiều nhà tâm lý đã đưa ra 3 lĩnh vực để cha mẹ giúp cho trẻ tự tin hơn khi vào lớp 1.
Góc học tập không nên kê trong phòng ngủ
Các bậc phụ huynh cần tạo góc học tập của trẻ đủ ánh sáng, yên tĩnh và không nên kê trong phòng ngủ của bé. Giúp trẻ chuẩn bị sẵn các đồ dùng, dụng cụ học tập trước khi học bài. Đặc biệt, lúc này chắc chắn trẻ không thể tự học một mình. Ở lớp, trẻ đã nhận được những sự chỉ dẫn của giáo viên, song có thể trẻ không nhớ hết những gì được học. Để giúp trẻ, cha mẹ hãy tìm hiểu sách giáo khoa, chương trình và kế hoạch dạy học của nhà trường và tìm cách khích lệ con nhớ lại những điều trên lớp, ở trường.
Dành 30 phút mỗi ngày để chơi cùng trẻ
Ở đầu bậc tiểu học, không nên ép trẻ học nhiều. Hãy để cho trẻ cân bằng giữa việc chơi và học. Phụ huynh nên dành 30 phút mỗi ngày hoặc nhiều hơn để chơi cùng trẻ một cách thực sự hứng thú, say sưa và khuyến khích trẻ tâm sự. Nhờ đó, các bậc phụ huynh tạo sự hưng phấn trong học tập cho con và hiểu được những suy nghĩ hoặc những vấn đề trẻ đang gặp phải. Đó là cách giúp trẻ phát triển IQ và EQ. Bên cạnh đó, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, chương trình giáo dục cộng đồng của trường, giúp trẻ tự tin, nhanh nhẹ và xây dựng lòng trắc ẩn.
Giúp con xây dựng kỹ năng tự phục vụ
Đặc biệt, các bậc phụ huynh nên lưu lý giúp con xây dựng kĩ năng tự phục vụ cơ bản, những điều tưởng rất nhỏ như chuẩn bị quần áo, giữ vệ sinh thân thể, giờ đi vệ sinh, cách sử dụng giấy vệ sinh, bồn cầu… những vấn đề này nếu bé chưa thành thạo có thể trở thành những trở ngại, gây khó khăn cho bé trong những ngày đến lớp.
Do vậy, cha mẹ hãy lưu tâm giúp con trang bị những kĩ năng cơ bản như: Tự chuẩn bị, sắp xếp sách vở theo thời khóa biểu trước khi đến lớp; tự chuẩn bị quần áo, mặc quần áo trước khi đến lớp, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; cách sử dụng bồn cầu an toàn; cách vệ sinh sau khi đi tiểu tiện, đại tiện, cách gập quần áo đơn giản... Đặc biệt nhớ số điện thoại của cha mẹ và đường từ trường về nhà.
Cha mẹ và cô giáo nên giữ mối liên hệ thường xuyên để kịp thời động viên hoặc uốn nắn trẻ kịp thời; cha mẹ và bé cùng sở hữu bí quyết học tiếng Anh thật tốt; sử dụng tivi, máy tính và Internet đúng cách cũng là một phương pháp học tập hiệu quả; hãy cùng cô giáo khuyến khích trẻ ham đọc sách.
Hồng Hạnh
17 tháng 4, 2011
16 tháng 4, 2011
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)