Đại diện đến từ Italia là người mở màn "tập 2" DIFC 2011. thời tiết khá thuận lợi cho đội Italia trổ tài: trời trong, gió khá mạnh.
Đội Italia đưa đến Đà Nẵng màn trình diễn mang tên “Sức sống của dòng sông”. Màn trình diễn mô tả các khía cạnh và đặc điểm khác nhau của dòng sông. Về phần nhạc, đội sẽ dùng những bài mang đậm phong cách Ý, dài và chậm. Điều đáng chờ và thú vị nhất của đội nằm ở phần kết, với hàng vạn điểm sáng rực rỡ, nhiều màu, nhấp nháy kết hợp hài hòa với bài hát Boteli được yêu chuộng trên thế giới.
"Sức sống của dòng sông” sẽ là một chuỗi các các bức tranh chuyển tải tình cảm và hình ảnh Sông Hàn. Do đó, màn dạo đầu trên nền nhạc “Miền Viễn Đông của Thế giới” của Iva Davies sẽ mô tả sự hình thành của dòng sông từ thuở sơ khai, trong khi bản nhạc “Il proprio fine” sáng tác bởi Erna Hemming sẽ mô tả dòng sông êm ả trôi.
Bản nhạc “Hopipolla” của Sigur Ross nêu bật sự vĩ đại của dòng sông và tính thiên nhiên của dòng sông. Bản nhạc “Điệu nhảy của mưa” của The Journey miêu tả nguồn nước của dòng sông, trong khi bản nhạc “Điệu nhảy của dòng sông” của Bill Whelan mô tả sự thống nhất của dòng sông.
Sự tráng lệ và tính độc lập tự chủ của dòng sông được phác họa bằng bản nhạc “Canto della Terra” của Andrea Bocelli and Sarah Brightman, trong khi sự dữ dội của các trận lũ lụt gây ra cho dòng sông được minh họa bởi bản nhạc “Cổng Vĩ đại của Kiép” lấy cảm hứng từ những bức tranh tại Triển lãm của Modest Musorgskij.
Cơ cấu giải thưởng:
01 Giải Nhất.
01 Giải Nhì.
01 Giải Ba.
02 Giải Khuyến khích.
Tiêu chí đánh giá các màn trình diễn:
Ý tưởng, sự đa dạng và chủ đề của màn trình diễn.
Sự phong phú, đa dạng về màu sắc.
Tính độc đáo và chất lượng của màn trình diễn.
Quy mô và số lượng hiệu ứng.
Sự đồng bộ giữa âm thanh và hình ảnh, sự phù hợp của nhạc với hình ảnh của pháo hoa.
Không có từ nào xứng đáng hơn để diễn đạt về màn trình diễn của đội này. Tươi tắn, rực rỡ từ mặt nước đến không trung; lịch lãm, lãng mạn... là điều mà khán giả dễ dàng cảm nhận. Những đợt pháo xen kẽ từ tầm thấp tới tầm cao, từ mặt nước đến tầm trung... thực sự tạo nên hàng loạt “lung linh sông Hàn”. Những đợt pháo từ chậm rãi đến dồn dập... Từ nhẹ nhàng đến bùng nổ luôn ăn nhịp với âm nhạc luôn đón nhận những tràng vỗ tay tán thưởng, tiếng xuýt xoa, thán phục của hàng vạn khán giả dọc hai bờ sông.
Màn trình diễn kéo dài 21 phút 8 giây, gồm 5 phần, thể hiện bằng những hình ảnh những con sóng, những chiếc thuyền, mặt trời mọc… Với tư cách là một trong những nhà sản xuất, kinh doanh và trình diễn pháo hoa lớn nhất tại Trung Quốc, nhiều kinh nghiệm trong các cuộc thi quốc tế, thường không sử dụng quá nhiều pháo mà sẽ phóng pháo lên cao nhằm tránh khói! Chủ đề của đội là “Xuôi dòng Hàn giang”. Chủ đạo vẫn là những bài đã sử dụng trong màn trình diễn của chúng tôi ASIAD 16, vốn được thế giới đánh giá cao.
Trước màn trình diễn không thể ấn tượng hơn của đại diện đến từ Italia, người xem chờ đợi Panda sẽ vượt qua sự ức chế tâm lý như thế nào. Họ có cơ sở để hy vọng nhà sản xuất pháo hoa hàng đầu thế giới này với lợi thế “đạn ta, súng ta” đủ sức làm một cuộc lật đổ trước đối thủ nặng ký nhất, cho đến thời điểm này. Chắc chắn là như thế.
Đang biểu diễn phần 1 - Bình minh: Những tia sáng thắp lên rực sáng bầu trời trên sông Hàn, cùng với âm thanh của tiếng còi tàu, dòng sông bắt đầu sự hối hả nhộn nhịp của một ngày mới và khung cảnh tuyệt đẹp dọc hai bên bờ sông dần hé mở giữa sắc hoa hướng dương, hoa cúc và muôn hoa khác đang đua nở.
Tiếp theo là phần 2 - Dòng sông chảy qua thành phố: Những chùm pháo hoa như những dòng thác đổ xuống trong không trung, tựa như dòng sông Hàn chảy qua thành phố Đà Nẵng. Những tia sáng bạc của pháo nến trên bầu trời chính là những dòng suối tạo nên dòng sông hùng vĩ. Những con sóng được tạo ra từ những chùm pháo hoa màu bạc thể hiện sự sống động của dòng sông. Pháo mẫu đơn màu xanh da trời và sóng màu bạc vẽ nên khung cảnh khi dòng sông chạm đến đại dương mênh mông.
Vào cuộc chậm rãi ở phần 1 có cảm giác như Panda còn “giấu bài”. Nhưng sang phần hai, ưu thế của nhà sản xuất pháo hoa chiếm đến 80% lượng pháo bán ra trên thế giới hằng năm, biết rõ tính năng, màu sắc, âm thanh và hiệu ứng của từng loại pháo... đã được thể hiện. Bằng các loại pháo “bản quyền” rất sắc màu, rất lấp lánh, thậm chí liên tục đổi màu mảnh mai và thanh thoát..., đội Panda đã chứng tỏ mình không chịu thua kém đối thủ trực tiếp đến từ Italia.
Phần 3 – Xuôi dòng Hàn giang: Những dòng pháo hoa được phun lên tạo hình ảnh những con thuyền xuôi ngược trên sông và những quả pháo hình quạt di chuyển tựa như những con sóng đang xô bờ. Cùng với pháo nến được bắn lên nhịp nhàng, uyển chuyển, một khung cảnh hùng vĩ của hàng ngàn con thuyền qua lại trên sông sẽ được dựng nên, thể hiện niềm đam mê và những mong ước được thành hình từ dòng sông, lại là sự bứt phá. Song, người xem vẫn có cảm giác đây chưa phải là “đòn quyết định”.
Quả đúng vậy, nếu như phần 4 - Cuộc hành trình huy hoàng – như là sự chuẩn bị cho cuộc đua nước rút cuối cùng, tạo cho người xem cảm giác như đội Panda dưỡng sức cho chặng đua nước rút, thì phần 5 - Niềm vui sướng hân hoan – mới thực sự là điểm nhấn, phát huy tất cả những gì tinh túy nhất, màu sắc nhất, bí quyết nhất.
Tuyệt!
Bây giờ phần còn lại là nhiệm vụ của Ban Giám khảo phân định ngôi vị cao nhất thuộc về ai từ một trong hai đội thi đấu đêm nay.
Kết quả chung cuộc:
Giải nhất: Đội Parente (Italia)
Nhì: Panda (Trung Quốc)- Hanwha (Hàn Quốc)
Ba: Đội Đà Nẵng (Việt Nam) – Jubilee (Anh)
DIFC 2011 đã khép lại sau hai đêm thi đầy cảm xúc và sau một thời gian dài náo nức đợi chờ. Pháo hoa đã trở thành thương hiệu mới của Đà Nẵng, thể hiện một tính cách sinh động thành tựu kinh tế - xã hội cũng như tích cách con người và mảnh đất này. Pháo hoa cũng đã trở thành cuộc hẹn thường niên của du khách muôn phương tìm về Đà Nẵng. Hẹn gặp lại DIFC 2012!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét